Tiếng ho của bé mách cha mẹ bé đang bị bệnh gì?

Phần lớn các bậc phụ huynh rất lo lắng khi trẻ bị ho. Cha mẹ không phân biệt được các tiếng ho của bé. Lời khuyên trong đa phần trường hợp là cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có chẩn đoán tốt nhất. Tuy nhiên, với một số trường hợp, cha mẹ cũng có thể nhận biết được qua tiếng ho bé đang gặp tình trạng gì.

Triệu chứng ho có thể do rất nhiều nguyên nhân. Mỗi cơn ho và tiếng ho khác nhau lại cảnh báo một bất thường nào đó của cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, ho là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm do virus, các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn,…Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 1 số tiếng ho đặc trưng.

1. Ho gà

Ho gà do nguyên nhân nhiễm vi khuẩn Bordetella pertussis – hay còn gọi là vi khuẩn ho gà. Trẻ ho gà đặc trung bởi ho thành con dài, ho liên tục, ho nối tiếp ho đến nỗi quên thở, rồi kết thúc cơn ho bằng một cái hít sâu tạo ra tiếng “ót” giống tiếng gà kêu. Kèm theo có thể sổ mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Ho gà thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi.

Phòng ngừa ho gà bằng cách cho trẻ tiêm chủng đầy đủ. Cha mẹ cần chú ý lịch tiêm chủng cho bé để ngừa bệnh tốt nhất.

2. Tiếng ho của trẻ kèm tiếng thở khò khè

Bé bị ho mà kèm triệu chứng khò khè, phát ra âm thanh khi thở ra là nguyên nhân da bé bị hen hoặc viêm phế quản. Cha mẹ cũng lưu ý có thể bé bị hóc hoặc sặc vật lạ. Ho kèm theo khò khè là dấu hiệu bệnh cần đưa bé đến viện thăm khám.

3. Ho về đêm

Triệu chứng ho có thể xuất hiện vào ban đêm. Khi trẻ cảm lạnh, đàm nhày từ mũi xong chảy xuống họng khiến trẻ bị ho khi ngủ. Bệnh lý hen suyễn cũng hay có tiếng ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm dễ kích thích về đêm. Triệu chứng này chỉ ảnh hưởng nếu trẻ ho không ngủ được. Cha mẹ có thể sử dụng các loại chế phẩm ho từ thảo dược giúp trẻ yên giấc ngủ đêm.

4. Ho nhiều về ban ngày

Trẻ nô nghịch nhiều và không khí lạnh có thể khiến ho nhiều vào ban ngày. Cha mẹ chú ý một số tác nhân trong nhà: lông chó mèo, thuốc xịt phòng, khói thuốc,…có thể là trẻ bị ho.

5. Ho kèm theo sốt

Ho, sổ mũi kèm sốt nhẹ có thể là dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh. Nếu ho nhiều và sốt trên 39 độ kéo dài hơn 3 ngày không giảm, còn lưu ý trẻ có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn. Trường hợp này, phụ huynh cần cho bé đi khám ngay.

6. Ho kèm nôn (trớ)

Trẻ nhỏ ho nhiều, ho nặng có thể dẫn đến nôn trớ. Thông thường, nếu trẻ không nôn trớ nhiều thì tình trạng này không quá đáng lo ngại. Cha mẹ có thể sử dụng các thảo dược cắt cơn ho, giảm nguy cơ nôn trớ cho trẻ.

7. Tiếng ho của trẻ kéo dài

Ho có thể kéo dài hàng tuần nếu trẻ nhiễm những đợt cảm cúm liên tiếp

Trường hợp trẻ mắc các bệnh lý mạn tính như hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cũng có thể ho kéo dài. Họ kéo dài theo tuần cảnh báo cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay

Dù tiếng ho của trẻ có do nguyên nhân nào thì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và cuộc sống của cha mẹ. Nhiều bác sĩ và chuyên gia khuyên rằng cần hạn chế dùng thuốc hóa dược cho đối tượng đặc biệt là trẻ em, do các cơ thể trẻ nhỏ chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Cha mẹ nên sử dụng các chế phẩm giảm ho từ thảo dược tự nhiên, an toàn cho trẻ em

Bình Phế Khang Linh là sản phẩm hỗ trợ giảm ho từ thảo dược tự nhiên. Sản phẩm là đề tài nghiên cứu khoa học từ trường Đại học Dược Hà Nội. Cha mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng cắt cơn ho cho bé, cả nhà không ai phải lo lắng khi nghe tiếng ho của bé nữa.

Ngày viết: